Kinh nghiệm lái xe trong thành phố an toàn. Trung tâm sát hạch lái xe Vĩnh Phúc xin kính chào quý khách hàng thân mến. Rất vui khi được quay trở lại để giới thiệu tới các bạn những kiến thức mới, đặc biệt muốn chia sẻ tới các bạn những kiến thức căn bản cần thiết trong quá trình học và lái xe. Đặc biệt là đối với những học viên đang có nhu cầu học lái xe và những học viên lái mới. theo yêu cầu của rất nhiều học viên đang có nhu cầu bổ túc thêm những kính nghiệm trong việc lái xe.
Ngày hôm nay trung tâm sát hạch lái xe Vĩnh Phúc xin được gửi tới các bạn học viên mới thêm một số kinh nghiệm và thông tin hữu ích khi tham gia giao thông đường bộ bằng phương tiện ô tô bốn bánh đi trong thành phố. Đây là một trong những kỹ năng và kinh nghiệm khá cần thiết mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Hy vọng sẽ giúp các học viên mới có thêm những kính nghiệm cần thiết nhất trong quá trình tham gia giao thông.
Kinh nghiệm lái xe ô tô trong thành phố
Khi lái xe ô tô trên đường đông, không nên đánh vô lăng mạnh, tránh việc thắng gấp vì sẽ có nguy cơ bị xe phía sau “thúc đít” và một lượng xe máy đang ùn ùn lao ở sau lao tới. Một lưu ý nhỏ là khi lái xe trong những nội thành đông đúc thì nên giữ một khoảng cách vừa đủ để không phải đụng xe trước nhưng không để cho xe máy vượt qua.
Vì một chiếc xe máy đã “lọt” thì sẽ có rất rất nhiều xe máy khác chen lấn vào khi đường đang bị tắc, và thế là, xe của bạn sẽ bị “chết đứng” luôn. Trong những trường hợp như thế này thì hãy nhớ cố gắng giữ chân côn, không nên tăng ga, nên để sang số 2 hoặc số 1.
Tránh các việc gây phân tâm
Một điều quan trọng nữa đối với những người mới biết lái xe là nếu muốn nghe nhạc thì nên mở với âm lượng nhỏ, vừa đủ nghe để không bị phân tâm khi phải xử lý nhanh các tình huống xảy ra trên đường. Cũng không nên sử dụng điện thoại khi lái xe. Nếu có việc cần thiết phải gọi gấp qua điện thoại thì nên để điện thoại ở chế độ rảnh tay hoặc qua bluetooth.
Năm thật vững luật giao thông
Để có thể lái xe ô tô an toàn trong nội thành thì trước hết bạn phải học thuộc bộ luật tham gia giao thông đường bộ cho thật kỹ. bên cạnh đó bạn cũng cần phải làm chủ được tay lái theo ý muốn. Cũng như lắm vững các tính năng của các loại đèn báo trên bản táp lô. biết được các ký hiệu, vị trí nào để thay dầu, ở đâu thay nước làm mát, nước rửa kính, kiểm tra áp suất lốp, vệ sinh lọc gió, làm sao để thay lốp và một vài các nguyên lý cấu tạo xe… Khi bạn vận hành xe, phải chạy chậm thôi, đi đúng làn đường và đừng nên sốt ruột khi xe taxi hay là một chiếc xe khác bóp còi liên tục đòi vượt.
>> Xem thêm: Thời gian học lý thuyết và thực hành lái xe ô tô B2 bao lâu